Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Có nên tiếp tục tồn tại việc làm luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp

   Trước thực trạng luận văn tốt nghiệp đại học không còn nhiều giá trị về mặt khoa học, có nhiều ý kiến xem xét sự tồn tại của việc này.
 Chỉ chọn một số sinh viên (SV), để tất cả SV làm luận văn hay bỏ hẳn việc này là 3 quan điểm đang gây tranh luận ở các trường ĐH, CĐ hiện nay.

     Học đủ tín chỉ là ra trường Với quy mô nhỏ nên hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học được gọi là khóa luận/đồ án để phân biệt với luận văn cao học. Giá trị khoa học của khóa luận không cao, thiếu giảng viên hướng dẫn, tình trạng cắt - dán trở nên phổ biến, SV theo học chế tín chỉ… khiến quan điểm không làm khóa luận đối với bậc ĐH tuy mới ở Việt Nam nhưng ngày càng có nhiều người ủng hộ.

    PGS-TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết: “Học tín chỉ và không làm khóa luận là một xu hướng hiện nay của các trường ĐH trên thế giới. Tại Mỹ, châu Âu, SV hoặc không làm khóa luận hoặc chỉ làm rất ít, không tốn nhiều công sức. Còn như ở Úc, học ĐH chỉ có 3 năm, SV còn không có thời gian để làm khóa luận. Điều này không phải là điều mới mẻ với các trường ĐH ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam, còn tùy thuộc vào mục tiêu, quan điểm của lãnh đạo các trường”.

    PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ủng hộ việc xóa bỏ làm khóa luận tốt nghiệp đối với bậc đại học. “Làm khóa luận thì kỹ năng xử lý, báo cáo số liệu… của SV sẽ được tăng lên. Nhưng giá trị khoa học của khóa luận thật ra rất thấp. Trong khi đó, bậc ĐH chưa cần thiết phải đi nghiên cứu nên không cần làm đại trà khóa luận làm gì. Chỉ cần tích lũy đủ tín chỉ là được ra trường. Điều quan trọng là nên gắn thực hành, thực tập vào từng môn học để SV có thể cọ xát tốt hơn với việc làm sau này”, ông Ngãi phân tích.

 Còn tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng đối với một trường ĐH nghiên cứu, việc làm khóa luận tốt nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, với trường thiên về hướng nghề, cũng có thể chỉ để SV hoàn thành tín chỉ là ra trường. Chỉ khuyến khích sinh viên có khả năng Do thiếu giảng viên nên hiện nay phần lớn các trường chỉ chọn lọc một tỷ lệ nhất định (thường là những SV khá giỏi) làm khóa luận.

Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, từ khi chuyển qua đào tạo tín chỉ, trường khuyến khích SV nào có khả năng và nhu cầu có thể đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp.

 Nhiều chuyên gia cho rằng, khi giáo dục ĐH Việt Nam có sự phân tầng giữa ĐH nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, ĐH cộng đồng thì việc duy trì hay bỏ khóa luận ở các trường sẽ rõ ràng hơn hiện nay rất nhiều. Khi đó, có thể chỉ những SV thuộc các trường ĐH nghiên cứu mới cần làm khóa luận. Có như thế, chất lượng khóa luận mới được nâng cao và SV mới thấy hết giá trị, tầm quan trọng của một công trình khoa học.

Vậy theo bạn có nên tiếp tục tồn tại hình thức làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian chỉ 4-5 học đại học nữa hay không?

Tags : khóa luận tốt nghiệp - luận văn tốt nghiệp - luận văn - đồ án - khóa luận

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Luận văn tốt nghiệp ngành nông nghiệp

Copy tên đề tài hoặc nhập đề tài, cụm từ liên quan đến đề tài bạn muốn tìm kiếm vào ô tìm kiếm trên website http://khoaluan.vn để tìm kiếm một cách nhanh nhất bạn nhé :)

1. ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ HẠI CỦA RỆP SÁP TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ TẠI XÃ PHỎNG LÁI HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

2. Luận văn tiến sỹ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GIỐNG ONG MẬT APIS MELLIFERA LIGUSTICA SPINOLA NUÔI TẠI ĐĂK LĂK

3. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU BỆNH VIRUS KHẢM LÙN NGÔ SCMV TÌM HIỂU QUY LUẬT PHÁT SINH BỆNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI VÙNG CHƯƠNG MỸ VÀ ĐAN PHƯỢNG HÀ TÂY

4.Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

5. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT MỦ CAO SU TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

6. Luận văn tiến sỹ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM

7. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN Ở GÀ NUÔI TẠI HAI TỈNH BẮC NINH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


8. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

 9. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG CÀ CHUA CÓ VÒI NHỤY VƯƠN DÀI MẪN CẢM VỚI GA3 NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CHỌN TẠO GIỐNG ƯU THẾ LAI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

10. Luận văn tiến sỹ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

 11.Luận văn tiến sỹ Thành phần vi sinh vật gây hại chủ yếu trên thóc bảo quản ở áp suất thấp và biện pháp xử lý

12. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

13. Luận văn tiến sỹ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

14. Luận văn tiến sỹ Nghiên cứu một số chủng nấm ký sinh trong phòng chống rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên

15. Luận văn tiến sỹ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CÂY THUỐC LÁ VÀ TÍNH CHẤT SINH HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRỒNG THUỐC LÁ TẠI TỈNH BẮC GIANG